Các bài đăng của tác giả Huỳnh Thị Thùy Hạnh.



Dốc Tình [tt]

 

 

Tết khi anh Trường về thì mấy anh bạn lại chơi, có lúc các anh tụm lại tán gẫu có lúc ngồi quanh bàn ăn thưởng thức những món “ba ngày tết” do mẹ nấu nhưng xôm tụ rôm rả nhất là những lần có sự tham gia của chị Mầm chị Nụ và những cô bạn của họ. Trong số bạn này có cả chị Hân, người mà Búp cho là đã thầm yêu anh trai mình.

Mùng 8 anh Trường trở vô Sài Gòn, không còn cảnh lui tới đông vui vì ai cũng phải trở về với công việc thường ngày của họ nhưng tác giả bài thơ Đời Đẹp Như Mơ thì khác. Chàng “thi sĩ” thường xuyên ghé qua nhà Búp khi thì biếu mẹ chai mật ong khi thì cho chị Mầm mượn sách khi thì chỉ ghé … thăm. Thăm chung nhưng tặng riêng cho chị Mầm thơ anh vừa sáng tác và những bài thơ này chị cất kỹ nên không ai biết nội dung hay dở ra sao.

Sau khi đậu Tú Tài II chị Mầm không thi vào đại học vì mẹ không muốn chị sống xa nhà. Chị ngoan ngoãn vâng theo lời mẹ xin dạy ở một trường tư thục do các nữ tu dòng Mến Thánh Giá điều hành và thế là có ngay bài thơ Mãi Mãi Bên Nhau Em Nhé. Búp chỉ đọc được tựa đề vì chị Mầm đã vội gấp lại khi biết có người đứng sau lưng.

 

Continue reading

Xi – Nê Đồng Hạng

 

Tác giả: Huỳnh Thị Thùy Hạnh

Năm ngoái bà Chín, mẹ con Nếp  cho cô Lài người cùng quê vô ở nhờ để đi học may nhưng chỉ vài tháng sau cô gói ghém đồ đạc lặng lẽ chuyển đi nới khác. Nghe nói cô yêu anh Bản người đang ở trọ nhà ông bà Tiêu đầu xóm nhưng anh Bản không hề quan tâm đến cô. Cô thất tình, cơm không muốn ăn nước không muốn uống thì dù nhỏ như cây kim mảnh như sợi chỉ cô cũng không thể cầm nổi thì may với vá làm chi nữa.

Cô Lài đi bà Chín cho hai chị em con Sáu con Bảy thế chỗ. Hai đứa này là con gái bà Tư Chòi, chị em bạn dì của ông Chín, người chồng quá cố của bà. Con Sáu theo học nghề uốn tóc còn con Bảy thì học ngang lớp con Nếp nhưng khác trường. Con Sáu con Bảy không “sắc nước hương trời” nhưng làn da trắng mịn của con gái xứ dừa khiến ai cũng muốn ngắm nhìn. Phải rồi, cả huyện bạt ngàn dừa là dừa, đi ngang đi dọc đi qua đi lại gì cũng đều được hàng vạn tàu dừa che bóng thì nắng nào giáp mặt. Anh Phúc công nhân hãng bia BGI, anh Nhã thợ tiện thì chú ý đến cô “uốn tóc” còn mấy thằng nhóc cỡ thằng Sửu đang còn đi học thì chăm chăm vào cô em. Hai chị em biết mình được mấy chàng trong xóm bàn tán dữ  nhưng trước khi xa nhà họ đã được mẹ căn dặn: con trai thành phố “ghê” lắm nên phải tránh xa. Khi được hỏi “ghê” chuyện gì thì mẹ nói chuyện gì cũng “ghê” hết. Mẹ còn nói chị học xong ra nghề nán lại làm cho chủ một thời gian để lấy thêm kinh nghiệm rồi mẹ mở cho một tiệm nho nhỏ, nhỏ nhưng nhất định phải có tấm bảng hiệu vẽ hình một cô tóc quăn cùng hàng chữ “viện uốn tóc” như mấy cái tiệm trên phố. Em thì  khi nào xong Đệ Tứ, ráng thi lấy cho được cái bằng Trung Học rồi mẹ nhờ người quen bày cách làm đơn thi vô ngạch thơ ký của Tòa Tỉnh,  nơi cậu Tám em trai của mẹ đang làm tài xế. Khi mọi thứ đâu vào đấy mẹ sẽ bán nhà ngoài quê rồi nhờ “cô Chín nó” tìm cho một căn vừa túi tiền, cha con chồng vợ chị em gom về một mối.

Continue reading

Dốc Tình

Tác giả: Huỳnh Thị Thùy Hạnh
Ngày anh Trường vào Sài Gòn học đại học, mẹ dọn dẹp căn
phòng của anh rồi giao cho chị Mầm, mẹ nói:
-Từ nay Mầm một phòng Nụ một phòng còn bé Búp cứ ở y chỗ cũ.
Chỗ cũ của Búp là một khoảng trống nằm nép sau tủ rượu
của bố. Khoảng trống này vừa đủ kê một cái giường gỗ nhỏ
và một cái tủ “mẹ bồng con”. Người ta gọi mẹ bồng con vì
tủ được đóng theo kiểu chia đôi, một bên cao một bên thấp.
Thoạt nhìn bên phần thấp như đứa con đang nép mình bên mẹ,
nói một cách thắm thiết thì giống như…mẹ đang bồng con!!! Tủ
không lớn, mẹ thì nhỏ thó con thì ốm nhom nên “hai mẹ con”
trông thấp chủn, có vẻ tội tội sao sao ấy. Phía bên “mẹ” Búp
treo những bộ áo quần dành mặc đi học và đi chơi. Phía bên
“con” có hai ngăn, ngăn thứ nhất đựng áo quần mặc nhà, ngăn
thứ hai đựng các thứ linh tinh như khăn quàng cổ, khăn tay,
băng-đô, kẹp cài đủ màu … dưới hai ngăn là một cái hộc có
khóa. Không ai biết trong hộc có gì vì chiếc chìa khóa lúc
nào cũng nằm trong túi áo lá của Búp, trên miệng túi có cây
kim băng ghim lại hẳn hoi. Mẹ treo một tấm màn hoa nên khi thay
đồ hay đi ngủ Búp chỉ cần kéo nhẹ, thế là Búp thấy mình
đã được ở trong một thế giới khác và trong cái thế giới
nhỏ bé đó nhiều giấc mộng được dệt tuy vụng về nhưng là
của riêng, là sở hữu của cô gái nhỏ 12 tuổi.

Continue reading

Hội Chợ

Cha mẹ Huấn có 3 người con, hai trai một gái.  Người con trai
đầu đi làm ăn xa, người con gái giữa có chồng đã ra riêng;
chỉ còn Huấn là con út, ở với cha mẹ. Năm đó Huấn thi đậu
kỳ thi Trung Học Đệ-Nhất-Cấp, gia đình làm một mâm thịnh
soạn trước cúng ông bà sau coi như ăn mừng. Bác Hai Kiềm trong
lúc chén thù chén tạc với anh em, đưa ly rượu lên cao hướng
về phía Huấn:
-Nè con, mày thi đậu bằng cấp này là bằng Thành Chung ngày
xưa đó, oai lắm nghen con. Bác khen mày giỏi, thi một lần là
đậu liền.

Continue reading

Lưu Bút Ngày Xanh [tt ]

Tác giả: Huỳnh Thị Thùy Hạnh

Chị Huyền chỉ vào các thứ trên bàn rồi nói nhỏ với Khanh:
-Mẹ có bao nhiêu tiền đều mang ra xài hết trong dịp này, cậu
có biết không?
-Chị ơi, mẹ mua gì mà nhiều vậy. Em đã nói rồi, bên đó không
thiếu thứ gì, kể cả mắm ruốc, cà pháo, tương chao, hành tỏi
ớt….
Tiếng mẹ vọng từ bếp ra:
-Mẹ biết là bây giờ trong siêu thị bên đó cái gì cũng có
nhưng họ không thể có cái do chính tay mẹ làm, mẹ làm thật
kỹ để con có thể giữ được lâu, để dành ăn từ từ con à. Con
còn mấy ngày nữa?
Giọng Khanh nghe thật buồn:
-Dạ 4 ngày, con xin mẹ đừng làm gì hết vì tới phi trường qua
khâu kiểm tra họ tịch thu hết, họ bỏ hết.
-Ủa, tại sao lại bỏ của người ta?
-Họ không cho đem trái cây, thực phẩm từ nước khác vô nước
họ. Họ lo vấn đề vệ sinh, nhiễm khuẩn….
Mẹ ra tới phòng khách, cau mày hết nhìn Khanh rồi nhìn chị Huyền:
-Tức là người ta sợ lây bệnh, lây vi trùng chớ gì? Ủa, mình
ăn chớ có kêu họ ăn đâu mà họ sợ.
Chị Huyền cười:
-Mỗi nước có luật lệ riêng mẹ à. Thôi thì nhập gia tùy tục mà mẹ.

Tối đó mâm cơm có tới 6 món, những gì được Khanh cho biết là
không thể mang theo, mẹ đã nấu hết. Mẹ sớt một nửa thức ăn
sai chị Huyền mang qua biếu vợ chồng bác Bốn nhà kế bên, mẹ
nói con cái họ đi làm ăn xa lâu lâu mới về nên có gì ngon mẹ
cũng chia sẻ cho có tình làng nghĩa xóm. Lúc ăn tráng miệng,
Khanh ngập ngừng:
-Mẹ và chị nghĩ sao nếu con ….
-Lấy vợ chứ gì?
-Ủa, sao chị biết?
-Mấy ngày nay mặt mày tươi rói, bây giờ lại ấp a ấp úng
kiểu đó ai mà không biết. Cậu có ai rồi khai mau mau để chị
tính cho.

Continue reading

Lưu Bút Ngày Xanh

Tác giả: Huỳnh Thị Thùy Hạnh

Về thăm gia đình lần này Khanh không phải về tận quê xa như
những lần trước vì mẹ đã được chị Huyền đón vô Sài Gòn kể
từ ngày cha Khanh qua đời. Căn nhà nhỏ trong một con hẻm nhỏ
cùng hai bóng dáng mỏng manh làm cho cái gì nơi đây cũng trở
nên nhẹ nhàng, êm ả. Thời gian như chậm lại khi nắng trải
chầm chậm ngoài sân, gió thoảng chỉ đủ lay cành trúc mảnh
trước hiên nhà, Khanh thực sự thấy mình được bình yên hạnh
phúc. Tuần đầu Khanh dành trọn thời gian để được ở bên mẹ
và chị. Hai người phụ nữ thay nhau săn sóc Khanh như đang chăm
sóc một đứa trẻ, có lần Khanh nửa đùa nửa thật nói với
mẹ:

Continue reading

Chuyện “Cắp Đôi” Ở Lớp Đệ Lục A2.

 

Tác giả: Huỳnh Thị Thùy Hạnh

Con Nếp đi học lại khi vết thương đã khép miệng và bắt đầu
làm da non. Mọi thứ diễn ra ở đêm thi văn nghệ trôi chảy, với
nó có thể nói là thành công mỹ mãn vì hoạt cảnh Tía Em Má
Em của lớp đoạt giải nhất, mà nó là “diễn viên” chánh. Chỉ
có một chút xui rủi là thằng Sửu, người đóng vai “tía em”
đã lỡ cuốc trúng chân nó trong đoạn “chồng cuốc đất vợ gieo
mạ” khiến chân nó bị sưng phải nghĩ học hơn một tuần. Nhưng
xui nhất là khi mẹ nó trong cơn tức giận đã chạy qua nhà
thằng Sửu “mắng vốn” làm cả xóm bu lại coi rồi bàn tán ủm
tỏi, dị òm.

Continue reading